Những tiến bộ mới trong làm đẹp

Ngày đăng: 02/02/2016

Laser CO2 ngoài việc thay thế dao phẫu thuật trong các trường hợp mổ phức tạp, còn được dùng để xoá các nếp nhăn, tàn nhang, nốt ruồi, mụn cóc và các u da khác vùng mặt.

Xoá nốt ruồi, tàn nhan, mụn thịt, mụn cóc, u da…bằng laser CO2

Laser CO2 ngoài việc thay thế dao phẫu thuật trong các trường hợp mổ phức tạp, còn được dùng để xoá các nếp nhăn, tàn nhang, nốt ruồi, mụn cóc và các u da khác vùng mặt. 

Phương pháp này đơn giản, nhanh chóng và không để lại sẹo ở da. 

Điều trị nội khoa thẩm mỹ bằng sóng radio frequency

Radio frequency (RF) là máy phát ra sóng điện từ với bước sóng lớn hơn vi sóng (microway dùng trong nhà bếp để hâm nóng thức ăn) một ít. RF đã được dùng rất lâu trongg phẫu thuật để đốt điện và cầm máu, nay được nâng câp và cải tiến, dùng trong điều trị nội khoa thẩm mỹ để làm đẹp và làm giảm đau với kỹ thuật hoàn toàn không xâm lấn. Sóng RF với thiết bị chế tạo đặc biệt khi chiếu vào da sẽ làm nóng tổ chức dưới da, nhưng không gây tổn thương da do có hệ thống làm lạnh bề mặt da.

Sóng RF mang năng lượng điện từ tác động vào các mô bên dưới da. Do mô mỡ có điện trở suất rất lớn (2180 Ohm, so với da chỉ có 289 Ohm) , nên mô mỡ hấp thụ năng lượng nhiều nhất, gây phân huỷ mỡ và sinh nhiệt. Tác động tức thời của nhiệt sinh ra này đông thời sẽ tạo hiệu quả săn chắc cho da và kích thích dần dần tăng sinh collagen, làm đầy và trẻ hoá da. Ngoài ra, sóng RF còn có tác dụng tăng tuần hoàn máu, tăng dẫn lưu bạch huyết để thải nhanh các chất bã ra ngoài… 

Khi chiếu vào da, sóng RF sẽ nâng nhiệt độ bề mặt da lên đến khoảng tối thiểu 400C, tối đa không quá 440C nhiệt độ lớp mỡ bên dưới lên đến khoảng 650C, và duy trì trong vòng 1-2 phút. 

Làm tan mỡ, thu hẹp vòng eo: Sóng RF phân huỷ mỡ, nhất là mỡ cellulite tích tụ cục bộ ở các vùng bụng, mông, chân, tay… đồng thời tác động làm săn chắc da. 

Tác động căng da mặt, da vùng cổ: Căng da mặt, da vùng cổ bằng RF sẽ rất hiệu quả cho những người da bắt đầu thể hiện lão hoá. Đó là da mất đàn hồi, hình thành các bọng mỡ, má và nọng cằm chảy xệ… 

Xoá bớt ở da bằng laser

Có nhiều loại bớt trên cơ thể, có thể mới sinh ra đã có (bớt bẩm sinh) hay khi lớn lên mới có (sau khi bị sẹo, phẫu thuật, do ảnh hưởng các yếu tố như di truyền, nội tiết tố hoặc ánh nắng mặt trời …)
Giải quyết các bớt đỏ hoặc đen trên da trước đây rất phức tạp, phải phẩu thuật nhiều lần và thường để lại sẹo trên da. Gần đây, nhờ sự tiến bộ của khoa học với việc áp dụng tia laser vào xoá bớt, sau một số lần điều trị, các bớt bị xoá dần mà hoàn toàn không để lại sẹo trên da.
Có 3 loại laser trong nhóm Q-switched được dùng :
- Nd –YAG laser 
Độ dài sóng 1064 nm phát ra tia hồng ngoại có thể phá huỷ sắc tố nội sinh hoặc ngoại sinh.
Độ dài sóng 532 nm phát ra tia sáng xanh phá huỷ đa số sắc tố nội tiết và hình xăm màu đỏ.
- Ruby laser: Phát ra tia sáng đỏ, độ dài sóng 694 nm.
- Alexandrite laser: Phát tia sáng đỏ độ dài sóng 755 nm.
Chỉ định điều trị
- Bớt nội sinh :
Tổn thương lớp ngoài cùng của da (biểu bì và bớt nông của bì).
+ Tàn nhang
+ Bớt màu cà phê sữa.
+ Sẹo sậm màu do viêm.
Tổn thương nội sinh sâu hơn :
+ Bớt Ota (Ota nevus).
- Bớt ngoại sinh (do ngoại vật bên ngoài vào da).
+ Ngoại vật vào da do tai nạn giao thông,hoả hoạn…
+ Vết sâm nghệ thuật.
Nguyên tắc xoá bớt bằng laser
Tia laser loại bõ sắc tố nội sinh ( tự cơ thể sinh ra như sắc tố melanin) hoặc ngoại sinh (như mực xâm hoặc các chất sậm màu dính sâu vào da khi bị chấn thương). Tia laser đặc biệt phá huỷ chọn lọc sắc tố theo tác dụng cơ học.

Xoá bớt bẩm sinh
- Bớt màu xanh đen phải dùng có bước sóng dài 1064 nm (cận hồng ngoại).
- Bớt đốm nâu xanh điều trị bằng tia laser YAG với bước sóng 1064 nm.
- Bớt màu café sữa điều trị bằng laser có bước sóng 532 nm. Khoãn 50% trường hợp sau khi điều trị có thể tái phát cần điều trị tiếp.
- Bớt màu rượu van đỏ điều trị bằng laser nhuộm màu với bước sóng 585 nm hoặc 595 nm (tia laser ánh sáng vàng).
Laser nhuộm màu (pulse dye laser) được dùng rất hiệu quả trong hầu hết các bệnh tích về mạch máu vì nó hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. Với diện tích tia chiếu rộng (5-10 mm) sẽ giúp thực hiện nhanh. Tác dụng phụ như ban máu có thể biến mất một hai tuần sau khi điều trị. Da bị đổi màu trong một thời gian ngắn. Ít khi làm thay đổi cấu trúc da, đóng vảy hay thành sẹo.
Kết luận : Xoá bớt bằng laser là cách tốt nhất giải quyết được các tổn thương sắc tố ở da. Phương pháp này đem lại kết quả tốt, da sau nhiều lần chiếu tia sẽ trỡ lại màu sắc bình thường, không cần phải phẫu thuật nên không bị sạo sau mổ. Hiện tại ở các phòng khám giải phẫu thẩm mỹ TP. Hồ Chí Minh có hầu hết các loại laser xoá bớt này.
Laser Vbeam (595 nm) : trị u máu da, mụn, bệnh vẩy nến và xoá nhăn.
Các loại laser Vbeam mới có độ sóng dài, năng lượng cao hơn nên đến thẳng mạch máu trong thời gian lâu hơn tạo kết quả xoá gân máu đồng nhất hơn, ít bị ban máu hơn các loại laser nhuộm màu trước đó. Ngoài ra laser này còn trị được rất nhiều bệnh tích gây đỏ da, như : mụn, bệnh vẩy nến và xoá nếp nhăn ở da nhằm trẻ hoá da. Thêm vào hệ thống xịt lạnh làm cho khách dể chịu hơn với năng lượng tia cao, an toàn hơn, hiệu quả hơn nên sau điều trị bệnh không bị sưng bầm nơi chiếu tia và ít cần số lần điều trị nhiều như trước.
Các dị dạng mạch máu với các mạch máu nhỏ ở nông ngoài da đạt kết quả tốt hơn là các mạch máu lớn và sâu dưới da (thường thấy ở người lớn tuổi). Do đó nên bắt đầu điều trị sớm. Kết quả 80% tổn thương sẽ giảm sau 8 đến 10 lần điều trị. Nếu bệnh tái phát cần điều trị liên tục.
Ngoài xoá xăm và xoá bớt, tia laser còn được dùng để trị nám và triệt lông.


***Lịch học sắp xếp tùy theo học viên và kết quả được đánh giá dựa vào bài thi cuối khóa của mỗi học viên Chi tiết »

Banner_sidebar_360x600_2