Tầm Quan Trọng Của Thức Ăn

Ngày đăng: 02/02/2016

Cơ thể cần một lượng thức ăn nhất định để phát triển, duy trì, sàn xuất năng lượng. Chất dinh dưỡng là các chất rất cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh. Chúng cung cấp năng lượng và các chất cần thiết bao gồm:

- Carbon

- Chất đạm

- Chất béo

- Chất khoáng

- Vitamin

- Sợi

- Dịch lỏng

Các-bon-hi-đờ-rát và chất béo sẽ cung cấp nhiệt và năng lượng cho cơ thể. Chất béo hỗ trợ những bộ phận nhất định trong cơ thể , vận chuyển vitamin tan trong mỡ và là thành phần quan trọng cấu thành nên hợp chất hữu cơ. Cơ thể cần đường cho cơ săn chắc. Nó là nguốn cung cấp chất đốt quan trọng bởi vì nó đòi hỏi ít ô-xi để làm việc do đó nó là phần thiết yếu trong cho các vận động của cơ thể. Pro-te-in cần thiết cho sự phát triển của cơ thể và nuôi dưỡng mô cơ. Vitamin và khoáng chất thì quan trọng cho quá trinh trao đổi chất.

Các-bon-hi-đờ-rát

Các-bon-hi-đờ-rát bao gồm các-bon, hi-đờ-rô và ô-xi. Chúng có trong bánh mỳ, ngũ cốc, khoai tây, đường, trái cây và rau củ quả. Nếu cung cấp các-bon-hi-đờ-rát vượt quá nhu cầu của cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành chất béo.

Có 3 nhóm chính:

· Đường

· Bột và

· Cen-lu-lo-zơ

Đường

Có hai loại đường – đường đơn hay còn gọi là monosaccarit và đường đôi hay gọi là disaccarit

Monosaccarit gồm

· Glucoso – có thể tìm thấy trong trái cây, nước ép rau quả hay trong máu động vật

· Fructose – có thể tìm thấy trong trái cây, rau cũ quả, mật ong và galactose – một phần của đường sữa (lactose)

bong-cai-xanh

Disaccarit gồm

· Sucrose – có thể tìm thấy trong đường mía và cũ cải đường; có ít trong trái cây và rau (củ)

· Maltose – Là sản phẩm từ thủy phân tinh bột và

· Lactose – một phần của đường sữa

Tinh bột

Tinh bột là một nhóm khác của các-bon-hi-đờ-rát hay còn có tên gọi là polysaccarit. Chúng bao gồm 3 hay 4 monosaccarit tạo thành, nhưng chúng thiếu tính ngọt của đường đơn và đường đôi. Một trong những polysaccarit chính là glycogen có nhiều trong gan và cơ xương. Khi cơ thể đòi hỏi năng lượng tế bào gan sẽ chuyển hóa glycogen thành glucose và giải phóng cho cơ thể sử dụng.

Cellulose (những thành phần liên quan khác)

Polysaccarit là một phần cấu trúc dạng ở thể rắn và sợi của trái cây, rau và ngũ cốc; chúng là thành phần chính cho chế độ ăn giàu chất sợi.

Cellulose bao gồm hàng ngàn đơn vị glucose và chưa thể phân loại hết dạng chất này.

Protein

Protein cũng bao gồm các-bon, hy-đờ-rô và ô-xi nhưng chúng cũng chứa ni-tơ và một số protein khác chứa cả nguyên tố của chất khoáng như là phốt-pho, lưu huỳnh. Protein là những phân tử lớn của cấu trúc a-xít amino.

protein

Có nhiều loại protein khác nhau mà chứa những loại amino a-xít khác nhau. Protein loại một là những loại chứa những amino a-xít cần thiết với tỷ lệ nhất định trong đó phải kể đến thịt, sữa, cá, các sản phẩm từ sữa, trứng và đậu nành. Protein nhóm hai là những protein không chứa những amino a-xít theo tỷ lệ cố định mà thường thấy ở trong thức ăn nguồn gốc thực vật như đậu Hòa Lan, các loại hạt.

Chất béo

 Chất béo chứa các-bon, hy-đờ-rô và ô-xi nhưng tỷ lệ của hy-đờ-rô và ô-xi khác biệt trong các-bon-hy-đờ-rát. Chất béo mà chúng ta ăn thường từ động vật hay chất béo bão hòa ở thể rắn khi ở nhiệt độ thường và chất béo từ rau quả chủ yếu là chất béo chưa bão hòa (dạng lỏng hoặc mềm khi ở nhiệt độ thường).

Chất béo nguồn gốc động vật thường từ thịt, pho-ma, bơ và trứng. Loại chất loại này làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Chất béo từ rau quả được tìm thấy trong bơ hay dầu thực vật.

Chức năng của lớp mỡ trong cơ thể là cung cấp cho chúng ta năng lượng và giữ nhiệt cơ thể. Nó bảo vệ những nội tạng quan trọng như tim, gan đồng thời cũng góp phần quan trọng trong việc đem lại dáng vóc cho cơ thể. Nhưng a-xít béo đóng vai trò quan trọng trọng việc cấu tạo phần lớn nhất của màn bảo vệ xung quanh tế bào và nguồn chất béo chính đến từ cá, dầu thực vật.

FD005204

Có những loại chất béo khác nhau sau đây:

· Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa;

· Chất béo bão hòa đơn

· Chất béo không bão hòa đa và

· Cholesterol-dạng chất như chất béo có trong máu và mô tế bào đặc biệt có trong mô thần kinh.

Chất béo chuyển hóa và bão hòa

Một chế độ ăn chứa nhiều chất béo loại này có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu và theo thời gian sẽ tăng nguy cơ tim mạch. Do đó, chúng ta nên giảm hàm lượng chất béo dạng này trong chế độ ăn hằng ngày.

Chất béo bảo hòa có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt bò, thịt heo, thịt cừu hay trong bơ thực vât và mỡ heo. Chúng cũng có trong các sản phẩm làm từ sữa như sữa (hoàn toàn chất béo), bơ và pho-ma.

Các a-xít béo chuyển hóa có thể được tạo ra trong suốt quá trình chế biến thức ăn khi dầu thực vật chuyển sang dạng chất béo thể rắn dưới điều kiện nhất định khi chế biến.

Đa số bánh, bánh quy, bánh nướng, bột nhồi đều chứa những chất béo chuyển hóa và bão hòa.

Chất béo không bão hòa dạng đơn

Dạng này chiếm tỷ lệ lớn trong dầu ô liêu, dầu hạnh nhân hay bơ. Chúng không làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu và nhiều chuyên gia tin rằng chúng còn có tác dụng làm giảm cholesterol nữa. ở những đất nước vùng Địa Trung Hải, việc sử dụng những loại thực phẩm như thế này rất phổ biến và đây có thể là lý do các bệnh như tim mạch, ung thư chiếm tỷ lệ rất thấp ở đây.

Chất béo không bão hòa dạng đa

Chúng là chất có lợi cho cơ thể và có thể giúp làm giảm cholesterol trong máu. Dầu chiết suất từ cá như cá thu, cá mói là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Chúng còn có trong các loại hạt và bơ thực vật. Chất béo không bão hòa dạng đa chứa những a-xít béo chủ yếu cần thiết cho sức khỏe.

Cholesterol

Đây là chất sáp mềm chứa trong thực phẩm chúng ta ăn và có cả trong máu đồng thời nó được biết đến như là chất gây bệnh tim mạch khi nó vượt quá tỷ lệ cho phép. Cholesterol máu tạo sản sinh ra từ gan và lưu thông trong máu và có thể tụ lại tại thành mạch. Nó có thể gây ra tình trạng hẹp động mạch (nơi máu được chảy đến tim) và dẫn đến nguy cơ bệnh tim. Người ta biết đến nó như là cholesterol phân tử luân chuyển trong hệ mạch hay còn gọi là cholesterol xấu. Gan sản sinh ra một loại cholesterol khác – giàu những phân tử lipoprotein hơn (một loại cholesterol tốt) mà có thể tống những cholesterol dư thừa ra khỏi mạch máu. Lòng đỏ trứng và sò là nguồn thực phẩm giàu cholesterol.

Vitamin

Viatamin là hợp chất hóa học cần thiết cho chức năng não, cơ và hệ thần kinh và đóng vai trò quan trọng cho quá trình trao đổi chất. Chúng được chia thành hai nhóm:

· Dạng hòa tan trong chất béo như vitamin A, D,E, K và

· Dạng hòa tan trong nước như vitamin B hỗn hợp và C

vitamin

Vitamin tan trong chất béo

Vitamin A

Vitamin A đóng vai trò quan trọng cho mắt và sự phát triển bình thường của các tế bào trong cơ thể. Nó kích thích sản xuất collagen và củng có thành tế bào. Thiếu loại vitamin này có thể gây ra hiện tượng khô da, khô miệng, loét, dễ lây nhiễm, viêm đường tiểu hay giảm thị lực.

Thực phẩm giàu vitamin bao gồm kem, trứng, pho-ma, bơ, dầu cá và gan. Carotene có thể được chuyển thành vitamin A thông qua gan.Còn có thể tìm thấy vitamin loại này ở cà-rốt, rau bi-na, bắp cải, củ cải xoang.

Vitamin D

Cần thiết cho cấu tạo xương và răng chắc vì nó giúp tổng hợp calcium và phốt-pho trong xương. Nó là loại vitamin quan trọng đặc biệt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Thực phẩm giàu vitamin D gồm trứng, pho-ma, bơ, gan, cá mòi, dầu cá và dầu chiết từ gan cá tuyết. Tia cực tím chiếu qua da có thể sản sinh ra vitamin D, cho nên tia nắng mặt trời cũng là nguồn giàu vitamin D.

Vitamin E

Đây là chất chống ô xi hóa có thể tan trong chất béo với khả năng chống nám da, giúp bảo vệ da chống lại những bức xạ từ tia cực tím. Nó còn có tác dụng ngăn việc tạo sẹo, làm mờ vết sẹo đã hình thành từ trước. Có thể chắc chắn một điều rằng việc trị sạm da với Vitamin E sẽ làm giảm tổn thương mô tế bào và da tăng tỷ lệ hồi phục hồi. Vitamin E chứa trong đậu phụng, mầm lứa mì, hạt hướng dương, sữa, bơ và trứng.

Vitamin K

Vitamin K cần thiết cho quá trình làm đông máu. Nguồn giàu vitamin K là rau xanh, gan và các sản phẩm từ sữa.

Vitamin tan trong nước

Vitamin B hỗn hợp là nhóm vitamin có thể hòa tan trong nước bao gồm:

· Vitamin B1 (thiamine) giúp kiểm soát cân bằng lượng nước trong cơ thể, duy triì trao đổi chất các-bon-hi-đờ-rát và tăng cường hệ thần kinh. Nó có trong các loại đậu, lòng đỏ trứng, men và bột mì.

· Vitamin B2 (Chất riboflavin) giúp có làn da khỏe manh và hỗ trợ oxi hóa thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Có thể tìm thấy trong gan, pho-ma, trứng, rau, men và thịt bò

· A-xít nicotinit được biết đến như là một niaxin ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của da, hệ tiêu hóa, và hệ thần kinh. Có thể tìm thấy trong gan, lúa mì, pho-ma, trứng, men.

· Vitamin B6 (pyridoxine) cần thiết cho quá trình trao đổi chất béo và protein. Có thể tìm thấy trong lòng đỏ trứng, thịt, gan, hạt đậu.

· Vitamin B12 cần thiết cho sự khỏe mạnh của các tế bào hồng cầu. Có thể tìm thấy trong thịt, gan, trứng, sữa, ngũ cốc và chiết từ men.

· A-xít pantothenic giúp cho quá trình trao đổi chất béo và các-bon-hi-đờ-rát. Có thể tìm thấy trong nhiều thực phẩm khác nhau đặc biệt trong gan, thịt, trứng.

· Vitamin C có một vài chức năng bao gồm giúp kết nối các mô, kích thích collagen và đóng góp vào sự phát triển và duy trì sự khỏe mạnh của xương. Nó còn giúp hấp thụ sắc, và giúp củng cố thành mạch máu. Thêm nữa nó còn giúp tăng cường miễn dịch cho da.

· Bằng việc ngăn ngừa sự phá hủy mô tế bào, giúp nhanh chóng phục hồi và hỗ trợ trao đổi chất. Có thể tìm thấy trong rau xanh, trái cây mềm, nước ép trái cây, khoai tây, mì trắng và sữa.

Tất cả những chất dinh dưỡng cần thiết trên đều có ít nhiều trong thực phẩm, rất tốt cho chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng mà giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh khi dùng một lượng phù hợp.

Một chế độ ăn tốt cho sức khỏe cần tránh thiếu hụt vitamin, tuy nhiên cũng có những nhân tố khác gây nên tình trạng thiếu vitamin như sau:

· Dùng thuốc aspirin có thể làm giảm vitamin C trong máu. Sẽ là cần thiết cho sức khỏe khi bổ sung lượng Vitamin thiếu hụt do dùng thuốc aspirn, đặc biệt khi không có chế độ ăn dinh dưỡng.

· Hút thuốc cũng gây ra tình trạng giảm vitamin C và B12.

· Dùng thuốc tránh thai có thể gây giảm vitamin B6, là nguyên nhân của bệnh trầm cảm.

· Dùng thuốc nhuận trường thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin cũng như thiếu kali.

Hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng trong cơ thể

Các-bon-hi-đờ-rát

Protein

Chất béo

Chuyển hóa thành đi-sác-ca-rít qua quá trinh tiêu hóa

Khi protein vào thành ruột nó sẽ tách ra thành các amoni-axit

Hầu hết các chất béo vào thành ruột đều được chuyển đến chuyển đến mạch máu qua bạch huyết

Trong thành ruột chúng tách ra thành sác-ca-rít đơn

Amino-axit trong máu được chuyển đến gan

Được chuyển hóa trong gan rồi hấp thụ trong các mô mỡ dưới da

Chuyển đến gan thông qua mạch máu

Được sử dụng cho cơ thể phát triển và hồi phục các mô tế bào

Sử dụng trực tiếp để cung cấp năng lượng như glucose

Chuyển hóa về dạng amino axit mà cơ thể đòi hỏi nhưng không tồn tại trong thực phẩm

Có tác dụng cách nhiệt và giảm sốc

Phần thừa chuyển hóa thành glycogen và giữ lại trong gan và cơ xương để sử dụng khi cơ thể có nhu cầu

Phần amino-axit thừa được sử dụng làm năng lượng cho cơ thể

Năng lượng dự trữ

Dự trữ nguồn năng lượng chuyển hóa thành axit béo và tồn tại dưới mô mỡ

Phần còn lại bài tiết bởi thận

Sợi

Sợi mà thỉnh thoảng người ta gọi là chất xơ. Nó là một dạng chất các-bon-hi-đờ-rát tìm thấy trong các loại hạt như đậu, gạo, bột mì, bắp, khoai tây, rau và trái cây khô.

Thực phẩm giàu chất xơ chứa ít ca-lo-ry và phải nhai nhiều hơn bình thường do đó tạo ra cảm giác no và giảm thèm ăn (có hiệu quả khi ăn kiêng).

***Lịch học sắp xếp tùy theo học viên và kết quả được đánh giá dựa vào bài thi cuối khóa của mỗi học viên Chi tiết »

Banner_sidebar_360x600_2