Bệnh mụn đỏ ở đầu mũi
Bệnh mụn đỏ ở đầu mũi là bệnh thường gặp ở người trên 30 tuổi, hoàn toàn khác với mụn trứng cá thông thường. Người sinh sống ở các nước phía bắc châu Âu thường bị bệnh này. Ở Việt Nam thỉnh thoảng củng gặp một số trường hợp. Bệnh xảy ra do da mũi phản ứng vói môi trường xung quanh, nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm trên da mặt làm phần giữa da mặt , nhất là mũi thường xuyên bị ửng đỏ lên. Nguyên nhân chính gây bệnh là nhiễm trùng vùng da mũi. Các nguyên nhân khác như ánh nắng mặt trời, uống nhiều rượu, ăn các thức ăn có gia vị nóng như ớt, tiêu . . , các thức uống như cà phê, nước ngọt . . . cũng góp phần gây bệnh. Khi người bệnh có triệu chứng bắt đầu bị viêm đỏ ở đầu mũi, cần tránh những thực phẩm vừa nêu trên.
Bệnh rất dễ biết : Da mặt, nhất là vùng mũi bị đỏ lên, đôi khi lan rộng ra hai bên má hay cả vùng trán. Trên vùng da đỏ nổi lên những mụn bọc, đôi khi mưng mủ. Bệnh thường kết hợp với nhiễm trùng các tuyến tiết chất nhờn ở da mũi. Bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Có nhiều yếu tố góp phần làm bệnh nặng lên như đi ngoài nắng nhiều và ăn uống các thực phẩm không thích hợp. Ngoài ra, người dể bị kích động về tâm lý hay uống nhiều rượu cũng làm bệnh nặng thêm. Bệnh đỏ da mũi kéo dài nhiều tháng, vùng mũi sẽ bị đỏ thường xuyên nếu không được điều trị.
Các yếu tố làm bệnh nặng thêm gồm :
1. Ánh nắng mặt trời.
2. Cà phê và các thức uống nóng.
3. Thời tiết quá nóng.
4. Thức ăn nóng, gia vị cay, nóng quá.
5. Các loại rượu.
6. Uống nhiều nước ngọt (cola, xá xi…)
Điều trị bệnh cần :
1. Tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, tránh làm việc ở nơi có nhiều gió lạnh hoặc nóng quá ( như nơi các lò nướng …), sẽ dể làm bệnh nặng thêm. Cần tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào mặt bằng cách che dù, đội nón hay làm việc trong bóng mát.
2. Rửa sạch mặt ngày 2 lần bằng các loại xà bông không hại da.
3. Dùng thuốc trị mụn thoa lên vùng da bị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Kết hợp uống kháng sinh và thuốc điều trị khi cần.
5. Dùng kem chống nắng thoa lên mặt khi cần ra nắng.
Có một số người da mũi thường bị đỏ tự nhiên, ở bất cứ tuổi nào. Đây là tình trạng da bình thường, không do bệnh lý mà chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền (giống cha mẹ hay ông bà). Trường hợp này không cần điều trị.
Cách dùng thuốc thoa tại chỗ bị mụn
Thuốc thoa dùng ngoài da để trị mụn muốn đạt được kết quả tốt cần chú ý một số điểm sau :
1. Dùng đúng theo sự hướng dẫn, không nên tự ý thay đổi cách dùng vì những hướng dẫn đã được nghiên cứu trước nhằm giúp đạt được kết quả tốt nhất và tránh được các phản ứng phụ.
2. Để thuốc ở vị trí dễ thấy nhất mỗi ngày để tránh quên dùng. Thường nên để nơi trang điểm hay nơi đánh răng.
3. Sau khi rửa mặt phải chở 10 đến 15 phút mới thoa thuốc trị mụn. Việc này giúp tránh được sự kích thích da của thuốc.
4. Thoa thuốc khắp cả vùng da bị mụn chứ không phải chỉ thoa lên nốt mụn (chỉ thoa thuốc lên nốt mụn thôi sẽ không bao giờ hết mụn).
5. Dùng một lượng thuốc nhỏ, thoa rải ra nhiều chỗ kết quả tốt hơn là dùng lượng thuốc lớn thoa một chổ rồi trải rộng ra (vì nồng độ thuốc sẽ giảm khi đi từ nơi cho thuốc vào đến chỗ cần thiết).
6. Khi thấy da bị đỏ, khô và tróc ra sau khi thoa thuốc trị mụn là da bị kích thích, cần thận trọng hơn.
- Chờ 20 đến 30 phút sau khi rửa mặt mới thoa thuốc.
- Thoa lượng thuốc ít hơn.
- Dùng thêm dung dịch làm ẩm da loại không gây mụn (không làm bít lỗ chân lông) thoa lên trên thuốc trị mụn. Dung dịch này sẽ làm bớt khô, đỏ hoặc tróc da.
7. Phải dùng thuốc đủ thời gian. Thuốc trị mụn không có kết quả ngay lập tức. Không nên ngưng thuốc nên vài tuần chưa có kết quả. Sau 6 đến 8 tuần, kết quả đạt được khoảng 40%. Phải 4 đến 6 tháng mới có cải thiện đáng kể.
8. Phải theo đúng sự hướng dẫn điều trị da của bác sĩ và thông báo ngay những diễn tiến khi điều trị để sớm được kết quả tốt nhất.
Mụn ở tuổi vị thành niên có thể phòng ngừa ?
Trước khi bị mụn
Khác với điều các bạn tuổi thành niên nghĩ, mụn không hoàn toàn là do da kém sạch, ăn nhiều sô cô la hay uống nhiều nước ngọt (tuy rằng điều này cũng góp phần). Mụn gây ra chính là do hoạt động quá mạnh của tuyến bã, sự tích tụ chất bã, tế bào da bị thoái hoá và vi trùng kết hợp lại gây ra ở lỗ chân lông. Ở tuổi vị thành niên, chất nhờn được tiết ra nhiều do sự kích thích của kích chất tố, nhất là kích thích tố sinh dục. Ngoài ra, mụn còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có cha mẹ, hoặc anh chị em gì bị mụn thì bạn có nhiều khả năng bạn bị mụn khi trưởng thành.
Dù rằng chưa có phương pháp nào chắc chắn phòng ngừa mụn, tuy nhiên cũng có vài cách làm giảm mụn hay làm cho bệnh mụn nhẹ hơn.
Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với keo xịt tóc (như thợ làm tóc), nên để mặt tránh xa các chất này vì có thể làm mụn nặng thêm.
Một số bạn bị mụn ở vùng ngực lưng, đừng nên mặc áo bó vào da, có thể gây kích thích da và sinh mụn.
Khi điều trị mụn
Một vài loại thuốc trị mụn bán tự do trên thị trường có thể giúp một số người giảm mụn. Nhưng bạn phải thử thuốc một thời gian qua vài loại thuốc mới chọn được thuốc nào phù hợp. Quá trình này là chậm thời gian đáng lẽ không nên mất khi trị mụn. Hơn nữa nếu dùng không đúng loại hoặc nồng độ thuốc không thích hợp, có thể bạn bị phản ứng phụ có hại cho sức khoẻ do dị ứng thuốc hoặc làm cho bệnh mụn không thuyên giảm mà nặng thêm. Phần lớn các thuốc bán tự do trên thị trường không cần toa bác sĩ có chứa chất benzoyl peroxide hoặc salicylic acid làm khô nốt mụn.
Do đó, nên đến bác sĩ liền khi bị mụn. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm về điều trị, có thể phối hợp các loại thuốc, các phương tiện điều trị cũng như khuyên bạn chế độ dinh dưỡng, vệ sinh thích hợp để đạt kết quả nhanh nhất và an toàn nhất.
Khi bị nổi mụn, thường các bạn trẻ có khuynh hướng nặn mụn thường xuyên, làm mụn viêm lan rộng và gây nhiều sẹo về sau.
***Lịch học sắp xếp tùy theo học viên và kết quả được đánh giá dựa vào bài thi cuối khóa của mỗi học viên Chi tiết »