Người thiếu vitamin C có thể bị bệnh scorbut ( một bệnh gây sốt nhẹ, thiểu máu, chảy máu ở lợi, rối loạn tiêu hóa, suy kiệt, có thể dẫn đến tử vong ). Ngày xưa, bệnh này thường xảy ra ở các thủy thủ sống một thời gian dài trên biển, không ăn rau quả.
Năm 1928, Szent Goryi đã tìm ra vitamin C từ rau cải. Phát hiện của ông đã được giải Nobel năm 1937. Cơ thể con người không thể tổng hợp được vitamin C cũng như một số vitamin cần thiết khác. Do đó, ta cần dùng thức ăn có nhiều vitamin C. Nhu cầu về vitamin C hằng ngày của người khỏe mạnh là 60-100 mg. Nhu cầu này tăng ở phụ nữ mang thai, người cho con bú, bệnh nhân sau phẩu thuật, người đang dưỡng bệnh hay người phải vận đông cơ thể nhiều.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, vitamin C có khả năng :
- Kích thích chức năng miễn dịch của cơ thể, làm mạnh thêm các thuốc tiêm phòng, nhất là thuốc phòng cảm cúm. Được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng kéo dài như herpes, zona, viêm nhiễm đường hô hấp ở người có cơ địa dị ứng.
- Làm lành sẹo nhanh, có hiệu quả tốt trong sự biến dưỡng sụn ở những người có bệnh về sụn khớp.
- Phòng ngừa bệnh xơ mỡ động mạch bằng cách làm giảm chất mỡ, triglyceride và cholesterol trong máu.
- Bảo vệ cơ thể, làm giảm độc ở người uống rượu hay hút thuốc.
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp và làm chậm cảm giác mệt mỏi khi vận động, chơi thể thao.
Ngày nay, tình trạng thiếu vitamin C vẫn còn xảy ra do cách ăn uống chưa hợp lý. Việc nấu nướng thức ăn quá lâu, dùng nhiều thực phẩm đóng hộp … có thể gây thiếu hụt vitamin C. Người hút thuốc lá và uống rượu cần tăng nhu cầu về vitamin C mỗi ngày. Người bị rối loạn về hấp thụ ở ruột cũng bị thiếu vitamin C mãn tính. Việc bổ sung vitamin C thường xuyên bằng cách ăn trái cây hoặc uống thuốc sẽ khiến tình trạng sức khỏe được cải thiện rõ rệt (về thể chất cũng như tâm lý).
Vitamin C còn có tác dụng chống oxy hóa. Nó tham dự vào rất nhiều phản ứng biến dưỡng của tế bào cơ thể. Lượng vitamin C dự trữ ở máu và các tế bào giảm dần khi già. Nhiều người băn khoăn về việc có thể làm chậm sự lão hóa bằng cách bất đầu dùng nhiều vitamin C ở một lứa tuổi nào đó không? Câu hỏi này đến nay vẫn chưa có giải đáp.
Một số nhà khoa học còn cho rằng vitamin C có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư, nhất là ung thư dạ dày.
Vitamin C được thải ra nhanh theo đường tiểu, do đó nếu dùng nhiều cũng không sợ quá liều.
Vitamin E
Vitamin E nằm trong nhóm thuốc điều trị để nhằm ngăn chặn sự oxy hóa các gốc tự do trong cơ thể, bên cạnh vitamin C. Hiện tượng oxy hóa các gốc tự do trong cơ thể có thể đưa đến nhiều bệnh về tim, tiêu hóa, não … và làm cho người già đi nhanh, nhất là ở da.
Các gốc tự do tấn công vào những yếu tố cấu thành màng tế bào, các axit nhân tế bào. Hệ thống bảo vệ cơ thể sẽ chống lại hiện tượng này. Tuy nhiên, sự chống lại của cơ thể ngày càng yếu đi. Việc uống rượu, hút thuốc và ảnh hưởng của tia tử ngoại làm cơ thể phóng thích nhiều gốc tự do hơn. Vì vậy, cần dùng thêm các chất chống oxy hóa từ bên ngoài.
Vitamin E được chiết xuất từ dầu lúa mì lần đầu tiên năm 1936. Vitamin E còn có trong gan, chuối, táo, đào, lúa mì, dầu, ngô, tiêu, trứng, nhiều nhất là trong hạt lúa mì và dầu thực vật. Liều dùng mỗi ngày là 5-12mg cho người lớn (nam nữ bằng nhau).
Tóm lại, cơ chế ngăn ngừa sự lão hóa của vitamin E là làm chậm sự oxy hóa của các chất quan trọng của cơ thể và giảm bớt sự kết dính của các tiểu cầu trong mạch máu.
Ngoài việc ngăn chặn tác dụng có hại của các gốc tự do, vitamin E còn có tác dụng giống như Aspirine, ngăn chặn sự kết dính tiểu cầu, giúp giảm nguy cơ tắc mạch ở người bị tim mạch. Nhiều người nghĩ vitamin E có thể thúc đẩy sự phát triển tinh trùng ở nam giới, nhất là ở người lớn tuổi. Nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào xác nhận điều này.
Ảnh hưởng của ánh mặt trời đối với da
Những người thiếu vitamin D (không nhiều) cần phơi nắng. Nhưng đa số, ánh nắng mặt trời rất có hại vì làm da nhanh bị lão hóa, có thể đưa đến bệnh ung thư da về sau. Cần thận trọng khi làm việc ngoài nắng để tránh các tác hại trên.
Ánh nắng trực tiếp chiếu vào da sẽ gây tác hại tối đa. Ở vùng càng cao ( so với mực nước viển), ảnh hưởng này càng lớn. Ánh sáng mặt trời có thể làm da sậm màu ngay cả khi trời có nhiều mây. Không chỉ ánh nắng chiếu trực tiếp mà ngay cả ánh phản chiếu của tia tử ngoại ở mặt đất, trên cát, trên nước, trên cỏ hay ngay cả trên tuyết cũng đều có thể gây hại cho da.
Tác dụng của tia tử ngoại (UV) lên da không giống nhau :
- UVA làm cho da sạm lại. Nó xuyên qua biểu bì và 20% đến được vùng bì.
- UVB gây ra bệnh cảm do nắng. Nó bị chặn lại ở tầng sừng, 20% đến niêm mạc và 10% đến các gai bì. Chính 10% này tham dự vào việc tạo các nếp nhăn.
Tác hại của tia tử ngoại với cấu trúc da
- Ở vị trí phân tử : Do tác dụng quang hóa, một số phân tử các chất bị phân hủy, phóng thích gốc tự do.
- Ở vị trí tế bào : Cấu trúc xoắn của AND bị thay đổi, ảnh hưởng đến sự tổng hợp của tế bào.
- Ở bề mặt da và các nếp nhăn : Sau khi bị nắng làm đỏ lên, các nếp nhăn trở nên nhiều hơn, rộng hơn và sâu hơn.
Tóm lại, đối với người Việt Nam, ánh nắng mặt trời có hại cho da, cho sức khỏe nhiều hơn có lợi. Do đó, nên hạn chế việc phơi mình dưới nắng và cần có biện pháp bảo vệ khi làm việc liên tục ngoài nắng.
Ảnh hưởng của thuốc lá đối với da
Dùng thuốc lá dưới hình thức nào (hút thuốc hay nhai) đều có hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ ung thư họng, phổi, viêm phế quản mạn, bệnh tim mạch, bệnh lý mạch máu chi dưới. Thuốc lá có hại là do các chất có trong đó gây ra, gồm :
- Nicotine : Do đặc trung tính tan trong mỡ, nicotine xuyên qua được hàng rào niêm mạc và da. Nó được phân tán khắp cơ thể và tập trung tại các nơi chính : hệ thần kinh trung ương, gan, tuyến thượng thận. Chất này có thiều ảnh hưởng đến cơ thể :
+ Tăng tác dụng của tuyến thượng thận trong thời gian đầu.
+ Giảm sự sản xuất chất histamine ( chất gây dị ứng).
+ Thay đổi sự tổng hợp protein và dự trữ serotogene.
Việc hút thuốc lá lâu ngày sẽ gây ngộ độc chất nicotine, dẫn đến các tổn thương mạch máu quan trọng như co mạch kéo làm tăng sự kết dính của các tiểu cầu. Kết quả là rối loạn tuần hoàn. Rối loạn này kết hợp với các rối loạn về biến dưỡng, về các kích thích tố sinh dục, dẫn đến tăng sự lão hóa da.
- Khí CO2 : Làm rối loạn sự chuyên chở oxy từ hồng cầu đến các mô và tế bào.
- Các chất kích thích có aldehydes và phenol : Làm xáo trộn hoạt động luân chuyển của bộ máy hô hấp.
- Các chất than gây ung thư.
Tác hại của thuốc lá đối với da
1.Biểu hiện ở da :
- Da bị lão hóa sớm.
- Niêm mạc bị tổn thương ( viêm họng do thuốc lá).
- Đầu ngón tay bị vàng.
- Dị ứng da khi tiếp xúc với thuốc lá.
Gương mặt điển hình của một người da trắng nghiện thuốc là là có nhiều nếp nhăn lớn nhỏ, da bị teo lại, nhợt nhạt, màu vàng, xám … Phần lớn các triệu chứng này biểu hiện rõ hơn ở phái nữ và người phơi nắng nhiều.
Thuốc lá và tia tử ngoại cùng phối hợp thì da bị lão hóa nhanh hơn. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là do tạc hại do tia tử ngoại.
2. Sự hiểu biết hiện tại của chúng ta chưa giải thích được hết tác hại của thuốc lá lên da và cơ chế gây lão hóa. Người ta chỉ thấy được thuốc lá gây ra các tổn thương mạch máu, làm chậm trễ sự vi tuần hoàn với da và gây suy tuần hoàn da.
Thuốc lá gây kháng kích thích tố nữ. Nếu hút nhiều thuốc lá, phụ nữ bị mãn kinh sớm hơn bình thường.
- Làm suy giảm hệ thống miễn dịch ở da (qua sự trung gian của tế bào Langerhans).
- Tạo thành các gốc tự do gây hại cho da.
- Phá hủy vitamin C.
Tóm lại, thuốc lá làm da bị lão hóa nhanh. Càng ngày, người ta càng chứng minh được điều này một cách đầy đủ hơn. Như vậy, việc không hút thuốc lá không những giúp ta tránh được một số bệnh nguy hiểm ( như ung thư thanh quản, ung thư phổi…) mà còn giữ cho da được trẻ trung lâu hơn.
Sự lão hóa của da
Sự lão hóa da chịu ảnh hưỡng của nhiều yếu tố thời gian, di truyền, nội tiết, môi trường chung quanh, dinh dưỡng và cơ học. Trên phương diện vi thể, sự lão hóa da có các đặc điểm sau :
- Lớp biểu bì từ từ mỏng lại.
- Phần nối tiếp giữa cái biểu bì và bì cũng mỏng hơn.
- Phần bì các sợi lien kết rối loạn, sợi đàn hồi giảm, lượng dịch thấm vào giảm, lượng máu nuôi da giảm và các thành mạch dễ vỡ.
Lão hóa được chia làm 4 giai đoạn :
- Giai đoạn 0 : da bình thường.
- Giai đoạn 1: khi ta được 40 tuổi.
+ Các sợi đàn hồi rời nhau ra, bị cắt đoạn và bắt đầu biến mất. Các sợi phía ngoài cùng làm thành một lớp mỏng, không có tổ chức sợi dưới lớp biểu bì.
+ Tổ chức sợi lien kết (collagene) không thay đổi.
- Giai đoạn 2 và 3 : trên 45 tuổi
+ Các sợi đàn hồi gần như biến mất hoàn toàn.
+ Sợi liên kết xếp không theo tổ chức nào đặc biệt, rối bù, bung thừa ra.
+ Các tế bào sợi ngừng bài tiết.
Giải thích một cách khoa học thì như vậy. Nhưng có thể hiểu đơn giản hơn là càng lớn tuổi, da càng kém đàn hồi, kém đẹp và khi bị vết thương thì chậm lành hơn tuổi trẻ.
***Lịch học sắp xếp tùy theo học viên và kết quả được đánh giá dựa vào bài thi cuối khóa của mỗi học viên Chi tiết »