Tiếp xúc khách hàng (P2)

Ngày đăng: 04/02/2016

Trong mọi lĩnh vực kinh doanh thì ấn tượng tiếp xúc với khách hàng vô cùng quan trọng vì nó thể hiện được sự chuyên nghiệp và sự tận tâm của doanh nghiệp đối với khách hàng. Spa cũng vậy. Hơn thế nữa đối với Spa, tiếp xúc khách hàng tốt còn phục vụ rất nhiều cho việc điều trị bởi lẽ đây cũng là 1 ngành dịch vụ chăm sóc cá nhân.

3. Phân tích thể trạng:

Điều kiện cơ thể:

Những thông tin cơ bản về cơ thể khách mà các kỹ thuật viên nên thu thập là chiều cao, cân nặng, cỡ hình, loại hình thể.... Nếu khách hàng ngại chia sẽ về chỉ số cân nặng, bạn có thể thiết lập những một bảng câu hỏi với các khoảng cân nặng khác nhau để khách dánh dấu nhằm đảm bảo kế hoạch trị liệu chính xác..

Lưu ý kiểm tra độ đàn hồi của cơ, ghi chú những loại mô mỡ như mỡ thừa, nhão cơ, những khu vực ứ đọng mỡ đi kèm với giãn tĩnh mạch hay vỡ mao mạch khiến cho trị liệu không thể thực hiện được do chống chỉ định.

Phải tiến hành phân tích những chỉ số cơ thể cũng như đánh giá thể hình để vạch ra những vấn đề khách đang gặp phải và ghi chép lại lý do khách muốn thực hiện loại trị liệu nhất định nào đó.

4. Phân tích những chỉ số cơ thể

Phân tích những chỉ số cơ thể chính là đưa ra những đánh giá, chuẩn đoán chính xác về nó. Phải nắm rõ về loại hình thể, dáng người, khuyết điểm hay dị dạng và bất cứ điều kiện nào ảnh hưởng khác trước khi khi tư vấn cho khách hàng vì những thông tin này sẽ là nền tảng quyết định trị liệu phù hợp nhất.

5. Đánh giá tình trạng cơ thể:

Loại thể hình: Mặc dầu mỗi người có những hình dáng và kích cỡ khác nhau nhưng họ sẽ thuộc về một nhóm thể hình nào đó. Với mục đích nghiên cứu khoa học bài nghiên cứu “Sự đa dạng thể hình con người” của Tiến sĩ William Sheldon cung cấp những thông tin chi tiết và đầy đủ về thể hình và diễn giãi ý nghĩa của từng thể hình khác nhau. Tuy nhiên với mục đích đánh giá chung về cơ thể chúng ta sẽ tìm hiểu 3 thể hình cơ bản sau:

+ Mập: Thể hình này tích mỡ trong cơ thể nhiều nhất. Khu vực tích mỡ thường là bụng, ngực, các chi và hình dáng thường như hình dáng của con gấu

+ Cơ bắp: Cơ thể khỏe mạnh, người sở hữu thể hình này thường có vai rộng, cơ săn chắc, có thể dễ dàng nhìn thấy điểm nổi của xương và cơ, eo thon, cổ và chân tay cơ bắp. 

 + Gầy: dáng hình gầy với xương chắc, ngực phẳng và thiếu cơ bắp. Phần thân thường dài và gầy cùng với tư thế xệ xuống và cũng có vấn đề về thiếu cân. 

Tư thế: Tư thế được đánh giá tốt khi năng suất hoạt động của cơ thể đạt hiệu quả tối đa với ít sức lực nhất. Tư thế mỗi người khác nhau do thói quen, hoạt động, nghề nghiệp... Tư thế chuẩn phải là tư thế thẳng đứng, trong đó cơ hoạt động thắng trọng lực để duy trì hình dáng đứng thẳng. Có 3 cách mà tư thế được duy trì:

+ Tư thế phản xạ (phản ứng tự nhiên với trọng lực thông qua điều tiết mắt, mũi và cảm giác da mà ở đó não bộ sẽ phát tín hiệu điều khiển cơ hoạt động để duy trì tư thế đó)

+ Kiểm soát thần kinh (tư thế sẽ được duy trì thông qua việc điều hòa cơ-nơ-rông thần kinh với chu trình như sau: cơ - thần kinh - cột sống - não - cột sống - thần kình - cơ).

+ Kiểm soát đối trọng (cơ hoạt động thắng lực hút của trọng lực và duy trì tư thế thẳng đứng)

Đối với các huấn luyện viên, hình dáng cơ thể rất quan trọng bởi vì nó cho thấy khách hàng có thể thực hiện được nhiều tư thế vận động khác nhau, có thể chuyển động có điều kiện và vô điều kiện, giảm nguy cơ đau ở lưng hay đau khớp và có thể giữ được hình dáng chuẩn: ngực nở, mông và bụng thon, đầu thẳng


Dáng người: Thể hình xấu thường mau hao năng lượng, dễ mệt mỏi và nhiều nguy cơ đau lưng, đau đầu, giãn dây chằn và đau khớp. Nó cũng gây ra gối loạn tiêu hóa, tuần hoàn, suy giảm hô hấp cũng như thiếu thẩm mỹ. Đánh giá cơ thể khi khách mặc đồ bó sát. Khi đánh giá thể hình khách hàng phải vẽ ra một đường thẳng tượng trưng dọc cơ thể hay còn gọi là đường trọng lực chia đều cơ thể thành 2 phần đối xứng (2 bàn chân khép vào nhau cho 2 mắt cá và đầu gối chạm nhau, hông, vai và đầu giữ thẳng cân bằng).

Xét sự cân bằng theo tiêu chuẩn sau: Đường trọng lực phải đi qua thùy tai (xương chum) của đầu, cột xương ức, giữa xương bã vai, đầu gối – phần sau xương bánh chè, điểm giữa phần chẻ đôi của gót chân và phần khe giữa của mông, xương mông, đốt sống cổ tử cung số 7 và phần nhô lên của xương chẩm. Mặc dầu sai số thì khá phổ biến, nhưng sai lệch trong những vị trí đối xứng cần được ghi chép lại.

Khiếm khuyết tư thế có thể xem như là sự biến đổi từ hình dáng tiêu chuẩn ban đầu và có thể chỉnh hình thông qua sự tập luyện cơ thể của khách hàng. Tuy nhiên có một số khiếm khuyết như cột sống bị biến dạng do tổn thương, bệnh tật, tật bẩm sinh thì khó có thể cải thiện được. Một vài dạng khiếm khuyết đặc trưng như sau:

+ Cột sống cong ra phía thắc lưng: phần cong của đốt sống thắt lưng lõm sau, xương chậu nhỉnh về phía trước và phần đốt sống cho phép nó chuyển động. Lưng lõm khiến bụng, mông nhô ra và đầu gối mở rộng quá mức bình thường.

+ Tật lưng còng: lưng nhìn như hình tròn trong khi vai nhỉnh về phía trước. Cơ ngực thường ở trạng thái căng cơ. Cả hai trạng thái trên của cơ thể được gọi là tật gù ưỡng cột sống. 

+ Chứng vẹo xương: vẹo xương về phía bên trái hoặc bên phải, hông không cân xứng hai vai hay vẹo cột sống, thỉnh thoảng có sự biến dạng cả phần xương sườn. 

+ Tật bàn chân phẳng: Nhìn theo chiều dọc bàn chân trông có hình phẳng và phân giữa bàn chân bị lồi. Xét về mặt cấu trúc hình thể thì đây là trường hợp biến dạng. 

+ Gối vẹo ngoài: còn gọi là chân vòng kiềng do sự phát triển không bình thường của xương hay dây chằng yếu. 


+ Gối vẹo trong: không gian giữa hai đầu gối rộng quá mức do sự phát triển không bình thường của xương mà xương đùi, xường chày, xương mác hướng ra bên ngoài.

+ Vẹo cột sống do tư thế ngồi: thường đi kèm với lưng cong, vai cong, cơ chân yếu. Cột sống có đường cong hình chữ C và lồi về bên trái nhiều hơn phần bên phải. Đốt sống phần thắt lưng, ngực đều bị biến dạng trừ phần xương sườn. Phần cơ dài của phần cột sống bên phần lồi trở nên dài hơn phần tương ứng. Do đó, tập luyện cơ thể nên tập trung vào làm ngắn lại phần trước và làm dài ra phần phía sau.

Bài tập cho biến dạng này là xoay cột sống, uốn người về phía trước hay đứng bằng một chân và di chuyển mà có thể gây ra co thắt cơ cột sống

+ Lưng thẳng: bề lõm của phần đốt sống lưng phẳng ra. Đường trọng lực vẽ dọc cơ thể sẽ chạy qua phần đốt sống ngực thay vì phần trước của nó và đoạn hồi tràng nằm phía sau của xương mu. Nếu cứ duy trì mãi tình trạng dị dạng này thì sẽ dẫn đến cột sống bị cứng và kéo dài cơn đau lưng khi có tuổi. Nên giới thiệu cho khách hàng những bài luyện tập vận động cho cột sống và chân vì tật này thường liên quan đến teo cơ bẩm sinh.

+ Cong vai: xảy ra khi cơ nối xương với cột sống cho phép xương di chuyển theo hướng phía trước và hướng xuống do trọng lực. Tật này đơn giản do tư thế không bình thường hay thiếu mô mỡ để bao bọc hay đỡ đường viền hai vai. Tình trạng này nếu cứ tiếp tục thì có thể dẫn đến bênh lý mà người ta gọi là bướu Dowager và đây là nơi mà mỡ tích tụ lên phần cổ và phần đầu cột sống. Cũng liên quan đến tật cong vai là hiện tượng teo cơ ngực mà ngực lõm và thiếu đàn hồi của xương sườn có thể gây ra khó thở. Cần thực hiện những bài tập để cải thiện tật này như đặt tay sau đầu rồi đẩy cẳng tay về phía sau, sau đó thở sâu để tạo chuyển động cho xương sườn.

Hầu hết các dị tật có thể cải thiện được nếu tập luyện thích hợp nhưng trong một vài trường hợp vẫn còn sai lệch đáng kể mà cần tham vấn tư y học.

  


***Lịch học sắp xếp tùy theo học viên và kết quả được đánh giá dựa vào bài thi cuối khóa của mỗi học viên Chi tiết »

Banner_sidebar_360x600_2