Là một chuyên viên trị liệu da, chắc chắn bạn cũng không thể đứng yên hay làm lơ trước phương pháp làm đẹp hiện đại này. Vì thế, hãy cùng Spa News khám phá ngay nhé!
Thay da sinh học hay còn được biết đến với nhiều cái tên khác, như: mặt nạ hóa chất, tẩy da chết với axit trái cây,… Đây là phương pháp trị liệu chuyên sâu giúp lấy đi lớp biểu bì cũ, các mảng sừng hóa lâu ngày để cải thiện tổng thể chức năng, đồng thời hỗ trợ hồi phục giúp da luôn khỏe mạnh. Cơ chế hoạt động của Chemical Peel dựa trên nguyên tắc: làm lành vết thương, ngăn chặn thương tổn, loại bỏ lớp da cũ để kích thích sự tái tạo tế bào mới, và tăng sinh lớp thượng bì, trung bì.
Chemical Peel điều trị da bị tổn thương do bức xạ và các tình trạng khác, như: da nhạy cảm, mụn trứng cá và chứng tăng sắc tố (sạm, nám). Có 4 cấp độ peel chính:
– Cấp độ rất nhẹ: thâm nhập vào lớp sừng và bề ngoài lớp biểu bì.
– Cấp độ nhẹ: thâm nhập vào toàn bộ lớp thượng bì và có thể lớp nhú trong trung bì.
– Cấp độ trung bình: thâm nhập vào toàn bộ lớp thượng bì và có thể bề mặt lớp lưới trung bì.
– Cấp độ chuyên sâu: thâm nhập vào phần giữa lớp lưới trong trung bì.
Nhiều người lầm tưởng rằng phương pháp Chemical Peel cũng gần giống như công thức tẩy da chết là loại sạch tế bào cũ. Nhưng sự thật không phải như vậy!
Theo chu kỳ, da liên tục tái tạo và thay mới trong khoảng thời gian từ 28 đến 30 ngày. Trên nguyên lý, lớp tế bào chết sẽ mất đi và để lộ làn da mới mịn màng, trắng sáng hơn. Tuy nhiên, nhiều vùng da không thể tự bong tróc nên tạo thành những mảng tích tụ gây xỉn màu, sạm nám, bít lỗ chân lông,… Từ đó khiến việc chăm sóc da trở nên khó khăn hơn.
Để loại bỏ những “thành phần” chai lì, việc tẩy da chết thông thường với mỹ phẩm thôi là chưa đủ, bởi lớp bọt mịn chỉ giúp làm sạch bề mặt.
Trong khi đó, Chemical Peel bên cạnh nhiệm vụ loại bỏ hoàn toàn tế bào chết, còn khắc phục các khuyết điểm của da nhờ những axit sinh học: trị nám, trị mụn, làm mờ thâm sẹo, làm trắng da, cân bằng màu da,…
Và quan trọng là, phương pháp thay da sinh học (Chemical Peel) chỉ có thể thực hiện tại spa, được tiến hành bởi bác sĩ thẩm mỹ / chuyên viên trị liệu da chuyên nghiệp.
Điều này giúp đạt kết quả tốt và an toàn. Việc sử dụng sản phẩm peel tại nhà mà không có chỉ định của chuyên gia sẽ gây ra những hệ quả khó kiểm soát.
Phương pháp thay da sinh học (Chemical Peel) luôn đòi hỏi tính chuyên môn, kĩ thuật cao, tuân thủ nghiêm ngặt các bước thao tác, chăm sóc trước và sau trị liệu.
Trong quá trình thực hiện, lớp mặt nạ peel mang lại cảm giác nóng, hơi khó chịu trên bề mặt da. Sau điều trị, peel sẽ chưa cho thấy kết quả ngay lập tức. Vài ngày đầu, da sẽ xuất hiện hiện tượng đỏ, rát nhẹ. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 1 – 2 tuần, tùy vào cơ địa của mỗi người mà làn da có nhiều cải thiện tích cực.
– Axit alpha hydroxy (AHA) là một trong những chất đầu tiên được dùng trong peel. Chúng chủ yếu có nguồn gốc từ trái cây và bao gồm axit glycolic (mía), axit malic (táo), axit tartaric (nho), axit citric (cam), axit mandelic (hạnh nhân), axit lactic (sữa), và axit phytic (gạo).
– Axit glycolic (GA): là loại AHA được sử dụng phổ biến nhất. Mặt nạ axit glycolic thường là dung dịch hoặc gel trong suốt và không đổi màu khi thoa lên da.
– Axit lactic (LA): một trong những axit nhẹ nhàng hơn và có tính dưỡng ẩm. Sau khi thoa lên da, axit lactic chuyển thành lactate. Đây là thành phần của nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên có chức năng như một chất giữ ẩm, thường được kết hợp với chất tẩy khác tạo thành mặt nạ trộn.
– Axit salicylic (SA): chiết xuất từ vỏ cây liễu, dầu wintergreen và sweet birch. Thành phần lipophilic cho phép SA thâm nhập và phân hủy bã nhờn, tác dụng chống viêm và phù hợp với các tình trạng da nhạy cảm, như mụn trứng cá đỏ.
Spaviet
Nguồn: Spanews
***Lịch học sắp xếp tùy theo học viên và kết quả được đánh giá dựa vào bài thi cuối khóa của mỗi học viên Chi tiết »